[ccpw id="5"]

HomeBlogNhững dấu hiệu và cách phòng tránh tật cận thị học đường

Những dấu hiệu và cách phòng tránh tật cận thị học đường

-

Cận thị là loại tật khúc xạ phổ biến. Người bị cận thị sẽ khó khăn hơn khi nhìn các vật ở xa. Cận thị học đường là tình trạng các em trong độ tuổi đi học mắc cận thị. Khi trẻ bị cận thị, các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt đều sẽ bị ảnh hưởng. Vậy làm thế nào để thầy cô và phụ huynh có thể phát hiện ra con em mình đang bị cận thị, nên phòng tránh bằng cách nào?

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường

Thường thì cận thị học đường rất khó để phát hiện vì không có các dấu hiệu rõ rệt.  Trẻ em lại không có nhiều kiến thức về cận thị nên ít nói rõ với thầy cô, cha mẹ. Chính vì thế, nhiều thầy cô, phụ huynh chủ quan, lơ là, đến khi phát hiện thì trẻ đã cận ở mức độ cao. Nếu thầy cô và phụ huynh thấy con em mình có các biểu hiện sau, nên đưa trẻ tới các bệnh viện mắt để kiểm tra sớm:

+ Trẻ thường xuyên đọc sách, viết bài ở khoảng cách gần mắt.

+ Thường hay nheo mắt lại khi nhìn các vật ở xa.

+ Trẻ có dấu hiệu thường xuyên đau nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong thời gian dài.

+ Hay dụi mắt, chớp mắt liên tục.

+ Ngồi gần ti vi, máy tính, bảng học để quan sát.

+ Có biểu hiện nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia.

Cách phòng tránh tật cận thị học đường

Hai phương pháp phòng tránh cận thị học đường tốt nhất được nhiều trường học và phụ huynh áp dụng hiện nay đó là chăm sóc cho mắt và ngồi học đúng tư thế.

  • Đối với chăm sóc cho mắt:

+ Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi, sau 60 phút học thì để mắt nghỉ từ 5 – 10 phút. Trong thời gian mắt nghỉ ngơi, không xem ti vi hay điện thoại, nên hướng mắt nhìn ra xa.

+ Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.

+ Đi khám mắt định kỳ

+ Bổ sung thực phẩm, dưỡng chất tốt cho mắt

  • Đối với ngồi học đúng tư thế:

+ Ngồi học thẳng lưng, vuông góc với ghế, ngực không tì vào cạnh bàn. Đầu cách vở 25 – 30 cm. Hai đùi song song, chân vuông góc với mặt đất, không co hay duỗi chân. Tay trái nên để vuông góc với cạnh bàn, giữ vở, tay phải tạo góc 45 độ với cạnh bàn.

+ Dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa để cầm bút. Mắt cách khoảng cách vở từ 30cm.

+ Tiêu chuẩn bàn học sinh là từ 22 – 27cm. Khi ngồi, mép bàn sẽ phải chạm ngực dưới của trẻ. Nếu ghế quá cao sẽ dẫn tới học sinh phải rướn người, dễ bị còng lưng. Ghế quá thấp sẽ làm mắt trẻ gần với mặt bàn, dễ cận thị.

Để có được những mẫu bàn học phù hợp nhất hỗ trợ cho việc điều trị cận thị học đường, không còn phải tận dụng các loại bàn trà, mẫu bàn ăn đẹp bằng gỗ thông minh làm bàn học cho con, cha mẹ có thể tham khảo tại Nội Thất Nhập Khẩu IRIS.

Xem thêm 

>> Những bí quyết để chăm sóc sức khỏe

>> Đau lưng, cong vẹo cột sống và những điều cần biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan

Tìm hiểu hương vị chai rượu vang Amarone Della Valpolicella Flavs

Rượu vang Amarone Della Valpolicella Flavs: Hành trình khám phá Hương Vị Trong thế giới phong phú của rượu vang Ý, Amarone Della Valpolicella Flavs nổi...

Thông tắc bồn cầu bằng chai nhựa có thể bạn chưa biết

Bồn cầu bị tắc nghẹt có thể là một vấn đề khá khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có biết rằng...

Mẹo phát hiện máy tính bạn bị nhiễm độc đơn giản nhất

Bất cứ máy tính nào ít hay nhiều cũng bị nhiễm độc. Dù bạn có cẩn thận trong quá trình sử dụng thì điều này...

Khám phá những cấu hình tối thiểu của máy tính có thể làm được đồ họa

Người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thường làm việc trên máy tính thường xuyên với các ứng dụng đồ họa. Tuy nhiên không phải...

Mạng xã hội

12,045FansLike
4,123FollowersFollow
5,824SubscribersSubscribe

Tin mới